Chó Bắc Kinh

Thứ Tư, 02/03/2016, 15:01 GMT+7

Chó Bắc Kinh

Chó Bắc Kinh được coi là những con chó thiêng liêng, thần thánh mà được kính trọng như theo một truyền thuyết về sư tử đá Trung Quốc với khả năng xua đuổi tà ma cho gia chủ. Chúng có thể chỉ được nuôi bởi Hoàng gia Trung Quốc và được tôn trọng như thần thánh và nếu bạn ăn trộm một trong những con chó này bạn sẽ bị hành hình. Những người không thuộc quý tộc phải cúi chào chúng. Khi hoàng đế băng hà, con Bắc Kinh của Người được hi sinh để có thể theo Người bảo vệ Người tại thế giới bên kia. Vào năm 1860, người Anh xâm chiếm Cung điện Hoàng Gia Trung Hoa. Những người lính bảo vệ Hoàng Gia Trung Hoa được yêu cầu thủ tiêu những con chó nhỏ này để bảo vệ chúng khỏi rơi vào bàn tay của những "con quỷ ngoại xâm". Năm con Bắc Kinh đã sống sót và được đưa tới diện kiến Nữ hoàng Victoria. Từ 5 con chó Bắc Kinh đó mà có được giống chó Bắc Kinh ngày nay. Vào năm 1893, loài này lần đầu tiên được triển lãm tại Anh Quốc. Chó Bắc Kinh được công nhận bởi AKC Toy Dog vào năm 1909.

Chó Bắc Kinh là một giống chó nhỏ, cân đối, khỏe mạnh. Nó có cơ thể săn chắc, vững vàng, chiều dài hơi nhỉnh hơn chiều cao. Đầu thủ lớn so với phần còn lại của cơ thể, mặt gãy khá rõ rệt. Phần trước của khuôn mặt nhẵn, bằng phẳng. Mõm rộng, dày phía dưới đuôi mắt chia thành hai phần trên và dưới của khuôn mặt. Da mõm màu đen. Mũi đen rộng và ngắn. Hàm dưới hơi trề với cặp xương hàm khỏe, rộng. Đôi mắt tròn, to, lồi cách xa nhau với mí mắt đen. Đôi tai ở phía mặt trước của đầu thủ, hình trái tim, buông thõng sát đầu thủ. Chúng rậm lông đến nỗi mà khi chúng xuất hiện trông trông vuông vắn như một hình chữ nhật vậy. Cổ ngắn và dày. Chân ngắn, dày và khỏe khoắn. Đuôi ở cao, hơi cong và cuộn qua lưng. Bộ lông ngoài dài, thô và rậm về cấu tạo. Lớp lông tơ mềm mại và rậm. Bộ lông gồm tất cả các màu, thỉnh thoảng mang mặt nạ đen.

Từ 2-4 tháng tuổi, giống này nặng khoảng 1 đến 6 kg và cao từ 13–23 cm. Khi trưởng thành chúng nặng trên 3 hoặc 5 kg phụ thuộc cả vào lúc nhỏ nhưng chiêu cao không tăng đáng kể (có con cao thêm khoảng 1–3 cm, nhưng có con chỉ cao thêm 0,3-0,8 cm). Tuổi đời từ 10 đến 15 năm.

Pekingese là những chú chó nhỏ rất dũng cảm, nhạy cảm, độc lập. Những con chó đáng yêu này có thể là bạn đồng hành tuyệt vời. Chúng có khả năng ăn cực nhiều mà không biết no nhưng nếu cho ăn quá nhiều, chúng sẽ nhanh chóng tăng cân. Loài này là một giống chó trông nhà khá - tốt. Pekingese có thể khó gây ra hỏng hóc đồ trong nhà. Không cho phép con chó này phát triển Hội chứng chó nhỏ, những hành vi do con người gây ra, khi mà con chó tin rằng nó có quyền quyết định.

Điều này có thể dẫn đến sự đa dạng cấp độ về những hành vi tiêu cực, bao gồm, nhưng không giới hạn đối với ngoan cố, tự tiện, ghen tị, lo lắng cô độc, quá bảo vệ, gầm gừ, cắn xé, cắn trộm và sủa quá nhiều khi con chó cố gắng báo hiệu cho bạn điều nó muốn làm. Nếu bạn có chúng ăn tạp trên bàn, chúng sẽ dần biếng ăn, và càng thể hiện sự thống trí đối với chủ nhân, chúng càng biếng ăn hơn. Chúng có thể trở thành những con chó dữ tợn và can đảm đối với những điều liều lĩnh, dại dột khi chúng cố gắng để vượt qua. Đây không phải là tính cách đặc trưng của Pekingese.

Chúng có những hành vi trên dẫn đến từ việc mọi người cho phép chúng tự ý hành động trong nhà. Nếu một con Pekingese phải tuân theo luật lệ, những giới hạn điều mà chúng được làm và không được phép làm, kèm với những chuyến đi dạo hàng ngày để giải tỏa năng lượng về tinh thần và thể chất, chúng sẽ thể hiện sự khác biệt rõ ràng, tính cách dễ thương hơn nhiều. Không hay chút nào khi để những con vật nhỏ bé này tự tung tự tác.

Ngay từ đầu bạn phải bắt đầu thể hiện quyền lực của bạn để giữ gìn tôn ti trật tự, thể hiện bạn là người chủ vững vàng, mạnh mẽ, nó có thể thoải mái và là một con chó tuyệt vời đích thực. Những điểm chung mà loài Pekingese có được là khỏe mạnh, hay vui chơi chạy nhảy, rất hay quấn quýt bên chủ, ngoan ngoãn và dễ thương. Nhược điểm của loài này là không thông minh (còn phụ thuộc vào tùy từng con) và hay cắn nhưng chúng cũng không phải là giống chó khó bảo, răng chúng không sắc và nhiều lắm nên có thể yên tâm khi nhà có trẻ nhỏ.

Pekingese phù hợp với cuộc sống căn hộ. Chúng tương đối hiếu động trong nhà và sẽ thoải mái mà không cần sân hay vườn. Thích hợp với môi trường ở Việt Nam, Trung Quốc, Lào, Nhật Bản...

Pekingese cần đi dạo hàng ngày, nơi mà con chó được chạy bên cạnh hoặc đằng sau xe đạp chủ nhân, bởi bản năng mách bảo con chó rằng chủ nhân dẫn đường và là người ra lệnh. Chơi đùa sẽ đảm đương nhiều đối với nhu cầu vận động, tuy nhiên, như với nhiều loài chó khác, chơi đùa sẽ không thỏa mãn đủ nhu cầu đi dạo. Những con chó không đi dạo hàng ngày dường như sẽ thể hiện nhiều những vấn đề về hành vi. Chúng cũng sẽ thích thú với việc chạy nhảy trong một khu vực bảo đảm không xích, ví dụ như một sân rộng có rào quanh. Cho chó Pekingese của bạn làm quen với xích khi còn là cún con. Nhiều người nuôi chó bảo tôi rằng con Pekingese của họ có thể đi dạo tới 4 dặm vào mỗi tối. Chúng rất ghét bị xích hay buộc 1 chỗ và dôi lúc có thể tỏ ra bướng bỉnh.

Chải lông hàng ngày đối với bộ lông kép dài là cần thiết. Kiểm tra thêm phần thân sau, mà có thể bẩn, lấm đất. Con cái rụng lông tơ khi vào mùa. Gội khô thường xuyên. Làm sạch khuôn mặt và mắt hàng ngày và kiểm tra bàn chân để lấy đi những hạt dại và dị vật mắc lại ở đó. Giống chó này rụng lông vừa phải. Chúng ăn uống được nhiều mà không biết no nên khi chăm sóc chỉ nên cho ăn đủ bữa và tuyệt đối tránh không cho ăn những thực phẩm linh tinh, không rõ nguồn gốc hay đồ tanh, chua, cay, mặn...Tuyệt đối không cho ăn xúc xích, giò chả,...Nên cung đủ quả chín, rau xanh. Loài này rất ít sủa.

Cách nuôi chó Bắc Kinh

1. Chọn giống chó Bắc Kinh

Để chọn mua được một con chó Bắc Kinh giống tốt, khỏe mạnh và đạt tiêu chuẩn, tránh mua phải chó Bắc Kinh lai hay không đạt tiêu chuẩn thì bạn cần chú ý đến một số kinh nghiệm trong việc nhận biết chó Bắc kinh.

Chó Bắc Kinh đúng tiêu chuẩn là phần cơ thể của con chó săn chắc, đầy đặn, bộ ngực nở, cổ ngắn, phần chiều dài cơ thể hơi nhỉnh hơn so với chiều cao, tuy nhiên cần chú ý nếu chân quá nhỏ lùn, không tương xứng với thân hình thì không đạt tiêu chuẩn.

Phần đầu của chó Bắc kinh lớn hơn so với các phần còn lại của cơ thể, khuôn mặt gãy rõ rệt, phần trước của khuôn mặt nhẵn, mõm rộng dày và màu đen, hàm dưới hơi trề, lỗ mũi đen rộng và ngắn, mắt to nằm cách xa nhau, đôi tai dài sát đầu và buông thõng xuống, chiếc đuôi dày, hơi cong và cuộn qua lưng. Bộ lông thô và rậm.

Quan sát con chó con phải nhanh nhẹn, hoạt bát, cặp mắt sáng. Khi chọn mua chó con bạn cần phải theo dõi con chó trong vòng ít nhất 30 phút đến 1 tiếng để quan sát hành vi, tính cách và tình trạng thể lực của chó con.

2. Chế độ dinh dưỡng của chó Bắc Kinh

Chó Bắc kinh khá kén ăn vì vậy việc chăm sóc cho chúng ăn uống hợp chế độ dinh dưỡng là rất quan trọng.

Chăm sóc chó Pekingese theo độ tuổi

Chó con từ 1 - 2 tháng tuổi nên cho ăn cháo nhuyễn và ăn loại thức ăn khô đã ngâm mềm. Chia thành 4 - 5 bữa nhỏ trong ngày, cho chó uống thêm sữa ấm mỗi ngày.

Chó Bắc kinh từ 3 - 6 tháng tuổi bắt đầu thêm vào khẩu phần ăn của chúng các loại thịt, xương ống hầm lấy nước, rau củ,... để cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho chó phát triển, thức ăn của chó Bắc kinh phải được nấu không quá khô, nên tránh cho chó ăn các loại xương vì sẽ gây nguy hiểm cho chó.

Khi chó Bắc kinh từ 6 tháng tuổi trở đi bắt đầu cho chó ăn 2 - 3 bữa ăn mỗi ngày, lúc này cần tăng cường khẩu phần ăn và các thực phẩm nhiều protein, canxi và đạm cho chó, nên tập cho chó ăn các loại trái cây, trứng cút lộn, vịt lộn.

Nước uống cho chó cần phải đễ sẵn cho chúng tự uống lúc khát, nên thay nước 3 lần/ngày.

Không nên cho chó Bắc kinh ăn quá mặn, quá khô, cay nóng hoặc đồ lạnh, thức ăn nhiều chất béo, xương, cá hay các loại nội tạng động vật.

Cần cho chó ăn đúng giờ và đủ no, không nên cho chó ăn quá nhiều trong một bữa. Các vật dụng ăn cho chó cần phải được vệ sinh sạch sẽ, sau khi chó ăn xong nên cất và rửa sạch bát cho chúng ngay, tránh tình trạng để dư thức ăn thừa trong khay.

3. Cách chăm sóc chó Bắc kinh

Để có thể chăm sóc tốt cho chó Bắc kinh, bạn nên lưu ý đến một số vấn đề như việc chuẩn bị nơi ở cho chó, chó Bắc kinh thường không chịu được khí hậu lạnh, loài chó này dễ bị lạnh, bị ho, suyễn, vì vậy cần phải đảm bảo con chó được giữ ấm, nơi ở chỗ chó phải thông thoáng, sạch sẽ, không ẩm ướt.

Hạn chế cho chó bắc kinh nằm điều hòa vì sẽ ảnh hưởng đến đường hô hấp của chúng dẫn đến mắc bệnh viêm phổi, tránh để cho chó nằm ở sàn nhà hay những nơi không sạch sẽ.

Chó Pekingese cũng rất dễ bị béo phì, điều này sẽ kéo theo nhiều chứng bệnh khác nữa vì vậy cần phải cho chó cưng của bạn vận động thường xuyên, mỗi ngày nên cho chó đi bộ, chạy theo xe đạp hoặc vui chơi bên ngoài khoảng 15 - 30 phút để rèn luyện thể lực và giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.

4. Cách làm vệ sinh cho chó Bắc kinh

Đặc điểm của chó Bắc kinh là loài chó này có bộ lông kép dày rậm và dài, lông thường rụng khá nhiều, vì vậy cần chú ý đến việc vệ sinh và chăm sóc lông cho chó, nên tắm cho chó 1 tuần lần, nếu thời tiết lạnh thì có thể tắm 2 tuần 1 lần. Bộ lông của chó bắc kinh nên được cắt tỉa 4 tháng 1 lần, thường xuyên chải lông hàng tuần cho chó để loại bỏ lông chết.

Chó Bắc kinh có khuôn mặt gãy vì vậy cần phải chú ý thường xuyên làm vệ sinh sạch ở phần mặt, mũi, miệng, mắt và tai cho chó. Dùng một chiếc khăn bông ngâm vào nước ấm vắt cho khô và lau mặt cho chó, đặc biệt chú ý đến các khu vực xung quanh mắt và các nếp nhăn trên da xung quanh mõm của chó.

Nếu chó gặp các vấn đề về lông hay da thì bạn có thể dùng các loại lá cây như lá khế, lá bưởi, chè xanh nấu lấy nước ấm để tắm cho chó, ngoài ra, để giúp lông của chó tránh bị vón cục sau tắm thì sau khi tắm cho chó bằng dầu gội cho chó thì hãy vắt một quả chanh lên lông của chó và xả lại bằng nước sạch, nó sẽ giúp lông của chó tơi hơn và sạch sẽ hơn.

Để dạy cho chó biết đi vệ sinh đúng chỗ thì bạn nên tìm hiểu kinh nghiệm trong bài viết dưới đây nhé.

Cách dạy chó đi vệ sinh đúng chỗ

5. Các bệnh thường gặp ở chó Bắc kinh

Chó Pekingese có thể chất tương đối yếu, giống chó này dễ bị cảm, gặp các bệnh hô hấp và các vấn dề về phổi, dễ bị trầy xước giác mạc, các bệnh về xương khớp, dễ bị thừa cân, bị thoái vị đĩa đệp, trật khớp.

Tất cả chó con đều cần phải được đưa đến trạm thú y để kiểm tra sức khỏe và tiêm chủng các loại vaccin phòng dịch, tẩy giun sán và làm sổ khám bệnh định kỳ cho chó.

Nếu phát hiện chó thở khò khè, ho, đỏ mắt, hay nôn, bỏ ăn, thụ động, tiêu chảy, thì nên đưa đến bác sĩ thú y để được kiểm tra tình trạng sức khỏe.

Khám phá những đặc điểm nổi bật của chó bắc kinh

Tại sao người ta gọi là chó Bắc Kinh ? Vốn dĩ loại chó nhỏ bé này có nguồn guốc là vùng đất Tây Tạng, nó còn được biết đến là một loại chó xù lông khá nhỏ bé. Sau này, người ta chuyển chúng về Băc Kinh Trung Quốc nuôi. Để phù hợp với thị hiếu và sở thích của người nuôi chó, Tại Bắc Kinh chúng đã đươc cải tạo và lai tạo giống nòi để ra một loại chó có hình dáng bề ngoài như giống chó Bắc Kinh mà người ta vẫn thường gọi.

Loài chó Bắc Kinh có vẻ ngoài rất giống với 1 loại chó Nhật đó là chó xù Nhật Bản, nhưng có kích thước nhỏ bé hơn chút xíu. Chúng có kích thước tương đối nhỏ, chó bắc kinh có chiều dài vào khoảng 40 đến 45 cm, cao khoảng 20 đến 25 cm. Trọng lượng từ 5 đến 6 kg.

Chó Bắc Kinh sở hữu bộ lông dài hơi lượn sóng, phủ kín toàn thân và có màu trắng tinh hoặc thân trắng. Tuy nhiên ngày nay do lai tạo nên chó bắc kinh cũng có khá nhiều màu như nâu, đen, vàng. Tuy nhiên, màu trắng vẫn là màu được nhiều người yêu thích và đó cũng là màu lông chủ đạo của loại chó nhỏ bé này. Còn xung quanh mõm và mắt có màu vàng hoặc đen.

Đầu nhỏ, mõm ngắn, mũi gãy, cánh mũi chia thùy có màu đen hoặc nâu. Mắt chó bắc kinh to, hơi lồi một chút có màu nâu hoặc đen. Tai cụp có lông dài xõa ra 2 bên thái dương. ĐẶc biệt trán, mặt đều có lông dài che kín khuôn mặt của nó. Bốn chân chó cũng có lông dài kiểu chân đi ủng. Đuôi có vòng xoắn có lông dài, tạo thành một túm xù phủ kín phía mông. Chính cái cổ to và ngắn, đôi chân cũng to và ngắn với cấu trúc xương to nên tạo cảm giác giống chó này vừa nhỏ vừa chắc.

Tính cách của chó Bắc Kinh

cũng giống như một số loại chó được nuôi làm thú cưng trong nhà. Chó bắc kinh có tính cách rất trung thành với chủ và đặc biệt quấn chủ. Vốn dĩ trước đây, chó bắc kinh được nuôi ở trong các cung vu chúa, chính vì thế giống chó này có phần gì đó tỏ ra hơi “ kiêu ngạo “ một tính cách rất là của chúng. Dường như, chó bắc kinh cũng hiểu được thân phận của tổ tiên chúng trước kia như thế nào.

Chó bắc kinh rất thông minh và độc lập. Chính vì thế, việc dạy bảo và huấn luyện chó là một việc tương đối khó khăn. Nếu ai là một người chơi chó nóng tính, thì khó có thể nuôi được giống chó nay. Chúng thích được cưng chiều, đôi khi phải nịnh chúng như một đứa trẻ. Chó bắc kinh không thích bị gò ép vào một kỷ luật, khuôn khổ nhất định nào cả, thích được tự do và thoải mái.

Dường như những chú chó nhỏ bé như chó nhật, chó phốc và giờ đây là chó Bắc Kinh có tính cách khá tương đồng nhau. Chúng thường rất quấn chủ, thân thiện với tất cả mọi người trong gia đình tuy nhiên chúng lại rất cảnh giác đối với người lạ. Khi có người lạ tiếp xúc gần chúng, chó bắc Kinh thường sủa rất to để cảnh báo cho chủ nhân mình biết. Hơn nữa chúng thướng sửa rất nhiều và sửa dai giẳng.

Điều kiện sống của chó Bắc Kinh

Những chú chó nhỏ bé thường phù hợp với việc nuôi trong căn hộ. Chó bắc kinh cũng không phải là ngoại lệ. Ngày nay chúng được nuôi rất nhiều ở các hộ gia đình.

Chó bắc kinh có nhiều tính cách giống như những đứa trẻ vậy, chúng thường hay ghen ti, hay hờn dỗi. Rất khó để bạn có thể nuôi chó bắc kinh với 1 chú thú cưng khác nữa ở trong nhà.

Hơn nữa, chó bắc kinh không thích bị trêu ghẹo, hay chọc tức, làm phiền nó. Nếu nhà bạn có trẻ nhỏ tốt nhất là bạn không nên nuôi chó bắc kinh nhé. Vì khi trẻ nhỏ thường không kiểm soát được các hành vi của mình hay nghịch chó, có thể là sờ lông, sờ vào tai chó, khi chúng cáu và có thể quay lại cắn một cách chớp nhoáng vào tay trẻ.

Nếu bạn nuôi, tốt nhất là bạn nên kiểm soát hành vi của trẻ để tránh tình trạng đáng tiếc sảy ra.

Chăm sóc bộ lông cho chó Bắc Kinh

Chó Bắc kinh có bộ lông chia ra làm 2 lớp, lông mọc rất dày và rậm. Chính vì thế bạn cần thường xuyên chải lông cho chó, có thể tắm cho chó bằng dầu gọi khô. Đặc biệt phần lông từ giữa lưng chải xuống, lông mọc rất dài nên bạn cần hết sức chú ý chăm sóc phần lông ở vùng nay. Thỉnh thoảng bạn cũng nên kiểm tra xem trên bộ lông chó bắc kinh có bị mắc các vật lạ nho nhỏ hay không để tránh tình trạng lông chó sẽ bị vón cục.

Nguồn: https://thucung.muabannhanh.com/cho-bac-kinh/29

Tags: chó cưng, chó cảnh, chó đẹp, nuôi chó, Chó Bắc Kinh, cách nuôi chó bắc kinh, tiêu chuẩn chó bắn kinh
InAnMoiChatLieu.com / Lựa chọn mua sắm
Tags: chó cưng, chó cảnh, chó đẹp, nuôi chó, Chó Bắc Kinh, cách nuôi chó bắc kinh, tiêu chuẩn chó bắn kinh
InAnMoiChatLieu.com / Lựa chọn mua sắm