Máy ảnh kỹ thuật số bán chuyên
Thứ Tư, 30/12/2015, 11:36 GMT+7Trước khi chọn mua máy ảnh bán chuyên nghiệp bạn nên biết các thông số cơ bản như khẩu độ, tốc độ, ISO hay kích thước cảm biến, chọn ống kính ra sao.
Những điều bạn cần biết trước khi chọn mua máy ảnh
Camera đang hiện hữu ở mọi nơi. Một chiếc webcam trên laptop, hai chiếc camera trước sau trên điện thoại hay có thể bạn đã quên trên chiếc tablet của mình cũng có camera mà rất ít khi bạn dùng đến. Cái thời mà những chiếc máy ảnh du lịch cũng đã qua, thời điểm mà máy ảnh càng nhỏ gọn, càng thời trang càng tốt.
Nói không riêng tại các nước công nghệ phát triển, Việt Nam cũng ghi nhận sự xuất hiện của nhiều máy ảnh bán chuyên nghiệp, chuyên nghiệp đến với nhiều người dùng. Chất lượng cuộc sống nâng cao, giá thiết bị giảm cùng xu thế hội nhập sẽ không khó để bạn đầu tư cho một chiếc máy ảnh. Tuy nhiên trước khi quyết định chọn mua bạn nên làm quen với các thông số trên lý thuyết và các khái niệm cơ bản để có những cái nhìn tổng quan về nhiếp ảnh.
Khái niệm cơ bản trong nhiếp ảnh
Mỗi thiết bị ảnh từ chiếc webcam nhỏ gọn được tích hợp trên máy tính xách tay hay đến những chiếc máy ảnh full-frame chuyên nghiệp của Canon, Nikon đều được xây dựng trên cùng một nguyên tắc cơ bản. Khởi nguồn của nhiếp ảnh là một sơ đồ ghi nhận ánh sáng. Khi bạn nhìn thấy một cảnh vật nào đó tức là các nguồn sáng đó đang gửi đến mắt bạn một bản ghi phản chiếu ánh sáng từ vật thể.
Những điều bạn cần biết trước khi chọn mua máy ảnh
Kỹ thuật phổ biến nhất để ghi nhận ánh sáng đó là việc thu nhận thông qua một ống kính được kết nối với vật liệu cảm quang và ghi nhận hình ảnh. Vật liệu hấp thụ ảnh sáng trước đây là phim mà sau này được thay thế bằng cảm biến điện tử trên các máy ảnh số. Dù là vật liệu gì thì việc ghi nhận ánh sáng đầu tiên được thực hiện bằng cách mở một màn trập ở đầu cảm quang. Bằng cách điều chỉnh màn trập mở bao nhiêu lâu (tốc độ màn trập), độ nhạy của cảm biến kỹ thuật số (ISO) và lượng ánh sáng được đi qua ống kính (khẩu độ) từ đó người chụp sẽ làm chủ được bức ảnh ghi nhận ở cảm biến.
Vì ánh sáng là thông tin duy nhất được máy ảnh thu thập do đó không gì là ngạc nhiên khi bạn thấy những bức ảnh đủ sáng sẽ đẹp hơn so với những bức ảnh chụp trong điều kiện ánh sáng yếu, phức tạp. Khi chụp ảnh thiếu sáng, hoặc là máy phải làm việc vất vả hơn để nhạy sáng với các nguồn sáng yếu (ISO cao hơn) hoặc ta phải chờ khoảng thời gian dài hơn để lượng sáng đi vào ống kính nhiều hơn (tốc độ màn trập chậm hơn). Những lúc đó đèn flash sẽ là “vị cứu tính” cho bạn. Nhưng bù lại bạn phải biết điều chỉnh cân bằng trắng nếu không các vật thể ở gần sẽ quá sáng do gần đèn còn các vật thể ở xa lại thiếu sáng hoặc nếu chụp chân dung chắc chắn sẽ bị hiệu ứng mắt đỏ quen thuộc từ khi bạn chụp ảnh với đèn flash trên điện thoại.
Cuối cùng, điều quan trọng nhất trong nhiếp ảnh là sự cân bằng. Nếu bạn muốn chất lượng hình ảnh luôn tốt nhất có thể, bạn sẽ cần các thiết bị chuyên nghiệp với giá cả đắt đỏ, thiết kế cồng kềnh. Nếu bạn cần một thiết bị di động cao bạn sẽ phải chấp nhận hài lòng với chất lượng hình ảnh mà thiết bị đó đem lại. Đó chính là lý do bạn nên đọc bài viết này để cân đối nhu cầu và lựa chọn cho mình một thiết bị phù hợp nhất.
Các chìa khóa để kiểm soát một bức ảnh
- ISO
Mức ISO được đặt trên cơ sở chuẩn hóa của Tổ chức tiêu chuẩn thế giới (International Organization for Standardization) và ISO không chỉ thể hiện độ nhạy sáng cho tất cả các máy ảnh chứ không riêng gì cảm biến. Ban đầu nó được gọi là “độ nhạy phim” vì nó là đại lượng để thể hiện mức độ hấp thụ ánh sáng trên phim và không thể thay đổi. Giờ đây với các máy ảnh kỹ thuật số, ISO đã dễ dàng thay đổi. ISO cao nghĩa là máy (cảm biến) sẽ dễ dàng tiếp nhận ánh sáng (nhạy sáng) và bức ảnh này sẽ sáng hơn (nếu giữ các thông số khác không đổi). Đương nhiên bạn sẽ phải hi sinh như chất lượng màu thay đổi đặc biệt là ảnh sẽ nhiễu hơn.
Chất lượng của cảm biến cùng bộ vi xử lý sẽ giúp giảm độ nhiễu khi tăng ISO để bức ảnh trở nên hoàn hảo hơn. Trong thử nghiệm của phóng viên, những thiết bị chuyên nghiệp như Canon 5D Mark III và Nikon D4 cho phép xử lý ISO 12.800 mà chất lượng ảnh tương đương với các thiết bị ở ISO 1000.
Khẩu độ
Khẩu độ tức là độ mở của ống kính cho ánh sáng (hình ảnh) đi vào phim hay cảm biến. Khẩu độ mở càng lớn thì lượng ánh sáng đi vào càng nhiều và ngược lại.
Tuy nhiên khẩu độ không phải tăng theo các bậc mà có các khẩu độ phổ biến là f/1.4 – 1.8 – 2.8 – 3.2 - … - 11 – 16 – 22… Con số trên càng lớn tức là khẩu độ càng nhỏ. Khẩu độ quyết định đến 2 yếu tốt là độ sáng của hình và độ sâu của ảnh. Như định nghĩa từ đầu thì khẩu độ là “cánh cửa” cho phép ánh sáng đi vào. Nếu cửa mở càng rộng thì ánh sáng đi vào càng nhiều và hình sẽ càng sáng hơn. Một yếu tố khác đó là độ sâu của ảnh. Khi khẩu độ đóng càng nhỏ thì ảnh sẽ có độ sâu hơn khi là khẩu độ mở lớn hơn. Nhiều bạn xem ảnh thường thắc mắc chụp ảnh sao cho “mờ mờ” hậu cảnh hay nhìn các mode teen lung linh hơn chính là nhờ vào độ sâu trường ảnh do khẩu độ quyết định. Bên cạnh đó nếu khéo léo sử dụng khẩu lớn ta còn tạo nên bokeh với hiệu ứng ánh sáng lung linh.
Tốc độ
Ở đây với người mới làm quen với nhiếp ảnh cần chú ý. Tốc độ ta nhắc đến không phải là khả năng chụp được bao nhiêu ảnh trong 1 giây mà là khoảng thời gian màn trập mở để ánh sáng đi vào cảm biến.
Như ví dụ ở trên, khi ta mở cánh cửa ra ở độ rộng nhất định (cố định khẩu độ) thì muốn ghi nhận hình ảnh ta phải cửa trên lại (màn trập đóng). Tốc độ ở đây là thời gian mở cánh cửa trên, mở càng lâu thì ánh sáng lọt vào càng nhiều. Tốc độ được tính bằng 1/giây với các tốc độ tiêu biểu: 1/8000s - 1/6400s - 1/5000s - ... - 1/125s - 1/60s....1s - 2s - ... nhưng trên máy sẽ chỉ hiển thị phần mẫu số. Tức là trên máy con số càng lớn thì tốc độ càng nhanh, lượng ánh sáng vào càng ít.
Tốc độ chụp cũng ảnh hưởng đến chất lượng bức ảnh. Cụ thể nếu tốc độ chụp càng chậm thì ảnh càng dễ bị rung. Trong điều kiện thiếu sáng ta thường chụp ở tốc độ chậm để ảnh sáng hơn nhưng ảnh sẽ dễ bị nhòe đặc biệt khi chụp vật thể di chuyển. Để khắc phục ta thường dùng chân giữ máy cố định, cố gắng cố định vật thể hoặc dùng đến các nguồn sáng ngoài. Ở tốc độ cao ta có thể bắt được các khoảnh khắc ấn tượng trong thể thao thậm chí là đường bay của viên đạn. Tuy nhiên khi chụp ở tốc độ chậm cũng mang lại những hiệu ứng nhất định ví dụ như ảnh chụp bánh xe đạp sẽ nhòe nhòe cho ta cảm giác bánh xe đang quay hay chụp phơi sáng với các nguồn sáng di chuyển, phơi sáng thác nước cho dòng nước chảy “mịn như một dải lụa”.
Với bài viết trên các bạn đã phần nào hình thành các yếu tố để kiểm soát một bức ảnh. Trong phần tiếp theo Genk sẽ gửi đến các bạn các thông số kỹ thuật liên quan đến thiết bị như kích thước cảm biến, bao nhiêu “chấm” là đủ, ống kính máy ảnh… để qua 2 bài viết này sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan về nhiếp ảnh. Mời các bạn đón đọc.
Cách chọn máy ảnh số loại bán chuyên nghiệp
Máy ảnh số loại bán chuyên nghiệp dành cho những người đã quen với máy ảnh số, muốn sử dụng các chức năng hiện đại của máy ảnh số và tự mình chỉnh các thông số theo ý muốn... Loại Máy ảnh kỹ thuật số bán chuyên này ngoài các tính năng và thông số như loại phổ thông còn có thêm các thông số cao cấp khác và tối thiểu nên có thêm các thông số sau:
Kiểu dáng
Loại máy này có kích thước lớn hơn loại phổ thông, trông cũng rất chuyên nghiệp, có thể cầm bằng 1 tay và có dây đeo cổ. Các nút bấm nhiều hơn và được bố trí thuận tiện, dễ thao tác.
Cảm biến ảnh (Sensor)
Có 2 loại, CCD và CMOS, nên chọn CCD hoặc nếu chọn CMOS thì phải là loại có công nghệ mới nhất. Cảm biến ảnh của dòng máy này cũng có kích thước lớn hơn dòng máy ảnh phổ thông để nâng cao chất lượng ảnh.
Độ phân giải (Resolution)
Hiện nay độ phân giải của máy ảnh số đều rất cao, thường trên 10 Megapixel (còn gọi là 10 "chấm"), đủ để in được các ảnh lớn cở A4 (210x297mm) và lớn hơn.
Ống kính (Lens)
Loại máy này có ống kính lớn và liền với thân máy, có Zoom quang học (Optical) ít nhất là 5x, một số máy có Zoom hơn 10x. Ống kính có các thấu kính chất lượng cao. Một số máy có cơ chế Zoom bằng cách xoay ống kính giống như máy chuyên nghiệp. Các máy cao cấp có thể cho phép tháo rời, thay đổi hoặc gắn thêm ống kính khác.
Ở loại máy này bạn cần chú ý đến thương hiệu của nhà sản xuất ống kính, nó quyết định rất lớn đến chất lượng của hình ảnh. Một số ống kính có chất lượng cao như: Nikon, Canon, Pentax, Carl Zeiss, Leica, Leupold,...
Lấy nét (Focus)
Ngoài các chế độ lấy nét tự động (Auto), lập trình sẵn (Mode), loại máy này còn cho phép chỉnh tay (manual), lấy nét ở khoảng cách gần (Macro) giúp người sử dụng có thể linh hoạt lựa chọn trong việc lấy nét các chủ thể trong ảnh chụp.
Một số máy có cơ chế lấy nét bằng cách xoay ống kính giống như máy chuyên nghiệp. Có đèn hỗ trợ lấy nét trong điều kiện thiếu sáng.
Kỹ thuật đo sáng (Exposure)
Loại máy ảnh này ngoài các chế độ đo sáng tự động (Auto), đa điểm (Multi), tâm điểm (Center, Spot),... còn cho phép chỉnh tay (Manual), người sử dụng có thể tự tính toán để quyết định độ sáng cho hình ảnh.
Chế độ chụp (Shutter Mode)
Chế độ chụp tự động (Auto) và các chương trình lập sẵn (P) như máy ảnh số loại phổ thông, loại máy ảnh bán chuyên nghiệp có thêm các chế độ chụp ưu tiên tốc độ (S, Tv), ưu tiên khẩu độ (A, Av) và chỉnh tay (Manual) để cho phép người sử dụng có thể tự chọn chế độ chụp theo ý mình.
Tốc độ chụp (Shuter Speed)
Máy ảnh số bán chuyên nghiệp cho phép điều chỉnh tốc độ chụp từ chậm (vài giây) tới nhanh (1/1000 giây hoặc cao hơn).
Khẩu độ (aperture)
Là độ mở của ống kính, máy ảnh số loại bán chuyên nghiệp cho phép người sử dụng điều chỉnh khẩu độ tùy theo ý mình.
Độ nhạy sáng (ISO)
Độ nhạy sáng với các mức Auto, 50, 100, 200, 400 và có thể lên đến 6400 hoặc cao hơn.
White balance
Đây là tính năng giúp hình ảnh có được màu sắc đúng, loại máy ảnh này cho phép chọn cân bằng trắng theo các chế độ định sẵn và chỉnh tay tùy ý.
Đèn Flash
Đèn Flash giúp chụp trong điều kiện thiếu sáng, chống mắt đỏ, điều chỉnh mạnh yếu, nhiều chế độ flash.
Một số máy có thêm đế cắm (Hot shoe) để gắn thêm đèn flash ngoài.
Màn hình có thể xoay được theo nhiều hướng
LCD Monitor
Màn hình tinh thể lỏng có kích thước ít nhất là 2" để dễ xem, có chất lượng cao hơn, ít bị chói khi ra nắng và có thể chỉnh được độ sáng tối.
Màn hình của một số máy có thể xoay được theo nhiều hướng.
Ống ngắm (View Finder)
Thường là ống kính (Optical), loại cao cấp hơn có thể được trang bị ống ngắm điện tử (Electronic viewfinder).
Quay video
Ngoài chức năng chụp hình, máy ảnh số còn cho phép quay phim. Các máy ảnh số đời mới có chế độ quay phim độ phân giải cao HD 720px hoặc Full HD 1080p và không giới hạn thời gian quay.
Định dạng hình ảnh
Ngoài các định dạng ảnh thông thường, loại máy ảnh số bán chuyên nghiệp còn có thể lưu ảnh dưới dang thô (RAW), định dạng này sẽ cho ra các tập ảnh nguyên gốc với chất lượng cao nhất và cũng có dung lượng lớn nhất dùng cho việc xử lý sau khi chụp.
Tóm lại, loại máy ảnh số bán chuyên nghiệp này cũng có các chức năng giống như máy ảnh số loại phổ thông nhưng có chất lượng cao hơn. Chúng được bổ sung thêm các chức năng cho phép chỉnh tay và được mở rộng hiều hơn và chi tiết hơn để đáp ứng được cho những người dùng có sở thích chụp ảnh. Sử dụng loại máy này có thể chụp được những tấm ảnh theo ý muốn, đây có thể là bước chuẩn bị cho việc sử dụng máy ảnh số chuyên nghiệp sau này và dĩ nhiên tới lúc đó bạn sẽ tự chọn cho mình một máy ảnh số mà không cần ai giúp đỡ, bạn đã là một chuyên gia nhiếp ảnh rồi.
5 máy ảnh bán chuyên nghiệp được yêu thích
Năm mới đến nếu bạn muốn chọn cho mình một chiếc máy ảnh chụp đẹp, hình ảnh chân thật như các máy ảnh chuyên nghiệp nhưng có mức giá vừa phải thì năm mẫu máy dưới đây xứng đáng là lựa chọn hoàn hảo.
Samsung NX210
NX210 là mẫu máy ảnh không gương lật được hướng tới phân khúc tầm trung của Samsung. Máy được trang bị kính ngắm điện tử SVGA hiển thị 100% khung hình, màn hình Amoled kích thước 3 inch độ phân giải 614.000 pixel với khoảng cách giữa tấm nền và kính bảo vệ gần như bằng 0 giúp hiển thị tốt và hạn chế hiện tượng bị lóa.
Cảm biến độ phân giải lên đến 20 megapixel cùng khả năng chống rung quang học trong ống kính cho tốc độ chụp lên đến 8 khung hình mỗi giây, quay video chuẩn Full HD tốc độ 24 khung hình mỗi giây.
NX210 được gia cố bên mình chất liệu kim loại bóng bẩy và đồng hành cùng với chuẩn kết nối wifi để người dùng gửi tập tin hình ảnh hay video trực tiếp từ máy ảnh lên Facebook, Picasa, SkyDrive và các dịch vụ lưu trữ trên mạng khác.
Tính năng độc đáo Live View các smartphone của Samsung có thể dùng điện thoại của mình để xem trực tiếp hình ảnh đang thu bởi ống kính của máy ảnh. NX210 được bán ra thị trường với mức giá 20 triệu đồng.
Nikon D5200
D5200 được trang bị cảm biến CMOS DX độ phân giải lên tới 24 megapixel, chip xử lý Expeed 3 (tương tự D3200). Máy hỗ trợ khoảng ISO từ 100 đến 6.400, mở rộng lên mức 25.600.
Một điểm đặc biệt ở sản phẩm này là hệ thống với cảm biến lấy nét 2.016 pixel RGB, Nikon D5200 có thể chụp liên tiếp tốc độ 5 khung hình mỗi giây, màn hình LCD chống lóa kích thước 3 inch độ phân giải 921.000 pixel.
Bên cạnh đó, sản phẩm có thể sử dụng với phụ kiện WU-1a Wireless Mobile Adapter. Thiết bị này sẽ cho phép người dùng gửi hình ảnh từ DSLR của mình đến các thiết bị Android hoặc iOS để xem, chia sẻ cũng như giúp điều khiển máy ảnh từ xa.
Tất cả đều được thực hiện thông qua giao tiếp wifi. Thiết bị cũng có sẵn tính năng chụp HDR và 16 chế độ cảnh khác nhau để người dùng mới có thể tiếp cận nhanh hơn với việc chụp ảnh. Mức giá cho D5200 là khoảng 17 triệu đồng rất đáng để người dùng lưu tâm.
Canon EOS M
Canon EOS-M là chiếc máy ảnh không gương lật đầu tiên của Canon sử dụng cảm biến CMOS APS-C có độ phân giải 18 megapixel.
EOS-M được sản xuất rất chắc chắn và có chất lượng cao, màn hình cảm ứng đa điểm khá nhạy có thể truy cập các chế độ điều khiển chính từ thanh Quick Menu, lấy nét hay kích hoạt chụp ảnh ngay trên màn hình. Đây cũng là màn hình Clear View LCD II 3 inch độ phân giải 1,04 triệu điểm ảnh, hiển thị hình ảnh sắc nét và chi tiết.
Thiết bị dùng hệ thống lấy nét tự động lai (Hybrid AF), kết hợp dễ dàng hệ thống chỉnh nét tự động theo pha và theo độ tương phản, hoạt động trong khi quay video và khi kích hoạt chế độ Live View, mang lại trải nghiệm công nghệ không gương lật ở một chiếc máy ảnh bán chuyên.
Không chỉ vậy, EOS M có thể quay video chuẩn Full HD tốc độ 30, 25 và 24 khung hình/giây, chuẩn HD 720p và 640×480 pixel ở tốc độ 60, 50 khung hình mỗi giây cùng có khả năng lấy nét liên tục trong khi quay. Sản phẩm được bán ra với giá khoảng 19 triệu đồng.
Fujifilm Product Photo (X-E1)
X-E1 được thiết kế gọn nhẹ với lens kit 18 – 55mm tích hợp ổn định hình ảnh bằng quang học và đèn flash pop-up tích hợp sẵn vào thân máy, hỗ trợ ISO lên tới 25.600 và chỉnh cân bằng trắng bằng tay. Phần nắp trên của máy được làm từ magiê rất chắc chắn, mang lại cảm giác của một sản phẩm đẳng cấp, lớp cao su bọc giả da không những mang phong cách cổ điển mà còn giúp cầm máy được chắc tay hơn.
Rất nhiều chức năng và sức mạnh trong thân máy nhỏ gọn cổ điển trang nhã, nhưng Fujifilm X-E1 vẫn đảm bảo dung lượng pin chụp khoảng 350 tấm ảnh cho mỗi lần sạc ở điều kiện chụp bình thường.
Và, đặc biệt Fujifilm tích hợp đèn flash sử dụng hệ thống đo sáng TTL đảm bảo đúng và đủ sáng hơn trong hoàn cảnh thiếu sáng. Tuổi thọ pin của X-E1 cũng khá tốt, có thể đạt 350-380 bức ảnh mỗi lần sạc pin ở điều kiện chụp bình thường. X-E1 có giá khoảng 21 triệu đồng.
Sony Alpha NEX-6
Mẫu máy ảnh Alpha NEX-6 là một lựa chọn mới hướng đến người dùng đòi hỏi nhiều tính năng của một chiếc máy ảnh chuyên dụng, đồng thời còn là một công cụ lý tưởng cho bất kỳ nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp nào cần một chiếc máy ảnh nhỏ gọn, chất lượng.
NEX-6 hỗ trợ wifi để người dùng có thể truyền tải hình ảnh đến thiết bị di động hoặc sử dụng ứng dụng ngay trên camera để tải lên các mạng xã hội. Máy cũng có khả năng cài đặt thêm phần mềm từ PlayMemories Camera Apps.
Sản phẩm sở hữu cơ chế autofocus lai giữa lấy nét pha và lấy nét tương phản (Sony gọi là Fast Hybrid AF) giống NEX-5R, hứa hẹn mang lại tốc độ AF cao hơn và chính xác hơn.
Là chiếc máy ảnh dành cho những người dùng có nhu cầu cao, Alpha NEX-6 trang bị kính ngắm điện tử EVF công nghệ OLED có độ phân giải 2,39 triệu điểm ảnh.
Nhờ kính ngắm điện tử, những giá trị hình ảnh được thể hiện trước khi bức ảnh được chụp. Nhờ vậy mà người dùng không bỏ lỡ khoảnh khắc cũng như tạo ra những bức ảnh với độ sáng và màu sắc ưng ý. Máy được bán ra với giá khoảng 22 triệu đồng.
Tìm mua Máy ảnh kỹ thuật số bán chuyên mới nhất ở đâu?
Xem Máy ảnh kỹ thuật số bán chuyên hiện đại, mới nhất tại Muabannhanh.com. Để mua bán Máy ảnh kỹ thuật số bán chuyên hiệu quả, hãy xem ngay: Máy ảnh kỹ thuật số giá rẻ
Nguồn: http://mayanhkythuatso.vn/may-anh-ky-thuat-so-ban-chuyen-114.html
Bình luận
No avatar
|
|
|
Các tin khác
|
||
|
||
|
||
|
||
|
Các tin mới
|
||
|
||
|
||
|
||
|
Lựa chọn mua sắm
Đánh giá khả năng vận hành Chevrolet Spark 2016 (05/09/2016 09:05)- Giá xe Mitsubishi Triton 2.4 GL máy xăng số sàn (26/08/2016 17:15)
- Xe thể thao Toyota 86 2017 bán với giá gần 2 tỷ có nên mua? (22/08/2016 09:18)
Sản phẩm in ấn mọi chất liệu
Chất liệu in decal PP bồi Formex chất lượng - Cán định dạng tấm cứng Formex làm tấm quảng cáo (22/08/2018 11:25)- Chất liệu in áo thun đồng phục tốt nhất là gì? (07/08/2018 11:19)
- In tem nhãn nước rửa chén giá rẻ - in tem decal không thấm nước (30/07/2018 14:43)
Gia công in ấn mọi chất liệu
Địa chỉ in menu trên mọi chất liệu TPHCM (19/09/2018 14:16)- In tag treo chai lọ thủy tinh Bình Thạnh, HCM (10/08/2018 08:20)
- Chất liệu in áo thun đồng phục tốt nhất là gì? (07/08/2018 11:19)
Công nghệ in trên mọi chất liệu
Chất liệu in tranh ảnh Công giáo đẹp Tp HCM là gì? (20/07/2018 15:54)- Chất liệu in backlit film HCM là gì? Giá in trang trí, làm hộp đèn giá rẻ tại HCM (18/07/2018 09:44)
- Thiết kế brochure giá rẻ - Nhận in brochure trên mọi chất liệu giấy (03/07/2018 08:20)
Dịch vụ in ấn giá rẻ
Chất liệu tốt nhất để in mẫu vector ông già Noel, vector cây thông đẹp lung linh (23/11/2018 10:31)- Cơ sơ in lịch Tết giá rẻ (12/10/2018 14:11)
- Tạo hiệu ứng đẹp mắt cho bảng chữ với chất liệu PP cán format (06/10/2018 15:24)
In tranh trang trí mọi chất liệu
Chất liệu in trang trí decal dán tường là gì? Đặt in tranh dán tường theo yêu cầu tại TPHCM (27/07/2018 10:31)- Chất liệu in tranh ảnh Công giáo đẹp Tp HCM là gì? (20/07/2018 15:54)
- Chất liệu in tranh tượng Phật đẹp Tp HCM (19/07/2018 16:17)